Sản phẩm có hàm lượng VOC thấp trong LOTUS

 

VOC là gì?

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là các hợp chất hoá học hữu cơ có tính chất bay hơi tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường của môi trường trong nhà.

Định nghĩa của Liên minh Châu Âu (EU):

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC là các hợp chất hữu cơ có điểm sôi không lớn hơn 250°C trong điều kiện áp suất tiêu chuẩn là 101.3 kPa.

Vì sao cần hạn chế VOC?

VOC là tác nhân gây ô nhiễm của cả môi trường bên trong và bên ngoài công trình. Đặc biệt trong môi trường trong công trình, VOC có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người sử dụng công trình khi phơi nhiễm. Đối với môi trường bên ngoài công trình, nồng độ VOC cần được kiểm soát do chúng có khả năng gây nên sương mù quang hoá (photochemical smog) trong một số điều kiện nhất định.

Nồng độ một số loại VOC luôn cao hơn tại môi trường trong nhà so với môi trường ngoài nhà (có trường hợp cao hơn gấp 10 lần). VOC thoát ra từ hàng ngàn loại sản phẩm như sơn, chất tẩy sơn, các loại dung môi, vật liệu xây dựng & hoàn thiện nội thất, thiết bị văn phòng như máy in, bút xoá, giấy in, v.v.

Để hiểu thêm về tác động của VOC trong môi trường trong nhà đối với sức khoẻ con người, có thể tham khảo:

Report to the legislature: Indoor Air Pollution in California, by California Air Resources Board (2005)

Tham khảo thêm hướng dẫn về các nguồn VOC chính trong nhà và các biện pháp khắc phục:

Limiting exposure to VOCs at Homes

Formaldehyde là một loại VOC được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng và sản phẩm gia dụng. Nguồn thải formaldehyde chủ yếu là từ các loại gỗ ép sử dụng chất kết dính có thành phần là nhựa urea-formaldehyde (UF) hoặc phenol-formaldehyde (PF). Các sản phẩm từ gỗ ép được dùng trong nhà bao gồm: ván ghép (dùng lát sàn và đóng kệ tủ, trong đồ gỗ và nội thất), tấm ép bằng gỗ cứng (dùng ốp trang trí tường, đóng đồ gỗ và nội thất), các tấm gỗ MDF (medium density fiberboard – ván sợi mật độ trung bình) (dùng đóng tấm chắn ngoài cho ngăn kéo, kệ tủ hoặc mặt trên của đồ gỗ). Các tấm MDF chứa tỷ lệ chất kết dính/ gỗ cao hơn bất kỳ loại gỗ ép UF nào và được xem là sản phẩm gỗ ép thải ra nhiều formaldehyde nhất.

Yêu cầu của LOTUS

Để chứng minh sự đáp ứng yêu cầu về hàm lượng VOC, sản phẩm cần đáp ứng tối thiểu một trong các yêu cầu dưới đây:

1. Sản phẩm được công nhận là Low-VOC bởi các tổ chức hoặc cơ quan chuyên môn quốc tế hoặc trong khu vực như:

2. Hàm lượng VOC thấp hơn mức yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc trong khu vực như:

Hàm lượng VOC cần được chứng minh qua kết quả thí nghiệm độc lập theo phương pháp như US EPA Reference Method 24 hoặc European Committee for Standardization EN 16516.

3. Sản phẩm không chứa VOC (đá, gốm sứ, kim loại được sơn tĩnh điện, kim loại mạ hoặc kim loại anot hóa, thủy tinh, bê tông, gạch nung và sàn gỗ thịt/ gỗ chưa qua xử lý).

4. Sản phẩm được thu mua lại và tái sử dụng với thời gian đã sử dụng tối thiểu là một năm, với điều kiện các sản phẩm hoàn thiện (sơn, lớp phủ, chất kết dính, chất trám khe), nếu có, là các sản phẩm ít phát thải VOC.

Đối với sản phẩm gỗ tổng hợp, để chứng minh sự đáp ứng yêu cầu về phát thải formaldehyde, sản phẩm cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau:

1. Sản phẩm được công nhận là low-formaldehyde bởi các tổ chức hoặc cơ quan chuyên môn quốc tế hoặc trong khu vực như:

2. Mức phát thải formaldehyde không vượt quá yêu cầu tại các tiêu chuẩn như CDPH Standard Method Version V1.1 – 2010 hoặc CDPH/EHLB Standard Method V1.2 – 2017

3. Nồng độ formaldehyde không vượt quá 0.05 ppm (mức độ phát thải 0.06 mg/m2.h) được kiểm chứng theo một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận.

4. Không chứa thành phần nhựa urea-formaldehyde (UF) và phenol-formaldehyde (PF)

5. Được chứng nhận là ULEF (mức phát thải formaldehyde rất thấp) hoặc NAF (không chứa formaldehyde)

6. Sản phẩm được thu mua lại và tái sử dụng với thời gian đã sử dụng tối thiểu là một năm, với điều kiện các sản phẩm hoàn thiện (sơn, lớp phủ, chất kết dính, chất trám khe), nếu có, là các sản phẩm ít phát thải VOC.