[et_pb_section bb_built=”1″][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Công trình xanh, LEED, LOTUS và Green Mark

 

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Khái niệm

Công trình xanh là triết lý và phương pháp thiết kế, xây dựng và vận hành công trình có trách nhiệm với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. “Công trình xanh” cũng được dùng để chỉ các công trình, dự án được phát triển theo triết lý này, đặc biệt là các công trình đã được đánh giá hay cấp chứng nhận bởi một đơn vị thứ ba độc lập.
 
Các mục tiêu cụ thể của công trình xanh:
  • Tránh lãng phí năng lượng, nước sạch và các nguồn tài nguyên khác
  • Cắt giảm rác thải, ô nhiễm và những tác động tiêu cực tới môi trường
  • Cải thiện chất lượng môi trường sống trong nhà (Indoor environment quality)

Theo Báo cáo Ngành Xây dựng năm 2019 của Liên Hợp Quốc, quá trình xây dựng và vận hành các toà nhà tiêu thụ 36% năng lượng và chiếm 39% lượng phát thải CO2 toàn cầu trong năm 2018, lớn hơn đáng kể tỷ trọng của ngành công nghiệp và giao thông vận tải [1].

[/et_pb_text][et_pb_image _builder_version=”3.20.2″ src=”http://vgbc.vn/wp-content/uploads/2020/06/2018-building-energy-emissions.png” url=”https://globalabc.org/sites/default/files/2020-03/GSR2019.pdf” align=”center” /][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Tại Việt Nam, một số thống kê cũng ước tính 35-40% tổng tiêu thụ năng lượng điện tại một đô thị là do các toà nhà cao tầng như khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư v.v. Tuy nhiên, việc tích hợp các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ngay từ khâu thiết kế còn rất ít được chú ý trong các dự án công trình xây mới. Đối với các công trình đang vận hành, việc cải tạo, nâng cấp cũng diễn ra chậm chạp và gặp nhiều khó khăn.

Trở ngại chính thường được nêu ra là do gia tăng chi phí đầu tư ban đầu cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nhiều ví dụ thực tế trên thế giới [2] và ở Việt Nam [3] đã chứng minh rằng nếu các giải pháp công trình xanh được tích hợp ngay từ đầu giai đoạn thiết kế, thậm chí là từ khi lên ý tưởng và kế hoạch, các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng hoàn toàn có thể đạt được mà không làm suất đầu tư ban đầu tăng lên.

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Không chỉ hiệu quả về năng lượng, các giải pháp thiết kế công trình xanh cũng đồng thời đem lại lợi ích về sức khoẻ cho người sử dụng. Nhiều nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng khi chất lượng không khí và thông gió được cải thiện, năng suất lao động của con người cũng được cải thiện [4]. Việc thiết kế tối ưu về chiếu sáng tự nhiên và chất lượng tầm nhìn cũng làm tăng sự hài lòng và thoải mái của nhân viên [5]. Điều này đặc biệt quan trọng vì với hầu hết doanh nghiệp, chi phí cho nhân sự lớn gấp nhiều lần chi phí tiền điện nước hay thuê văn phòng.

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Nhằm phổ biến việc áp dụng các giải pháp thiết kế – xây dựng công trình xanh, đồng thời khuyến khích, công nhận các công trình đã áp dụng thành công, nhiều hệ thống tiêu chí đánh giá, chứng nhận công trình xanh đã được phát triển và ban hành ở nhiều nước trên thế giới. Khởi đầu là hệ thống BREEAM, được ban hành năm 1990 tại Anh. Năm 2000, Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) ban hành Hệ thống tiêu chí LEED. Năm 2005, chính phủ Singapore ban hành Hệ thống tiêu chí Green Mark. Tại Việt Nam, VGBC là tổ chức tiên phong phát triển một hệ thống tiêu chí công trình xanh với các đặc thù dành cho thị trường xây dựng Việt Nam, với việc ban hành công cụ LOTUS năm 2010.

Các chương trình chứng nhận này đặt ra các tiêu chí và yêu cầu về môi trường và hiệu năng dựa trên đặc thù và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của mỗi nước, sau đó đánh giá công trình dựa trên mức độ tuân thủ hay đáp ứng các tiêu chí đó. Việc nhấn mạnh vào hiệu năng và tính bền vững của toàn bộ công trình như một thể thống nhất, thay vì tập trung vào một sản phẩm, vật liệu hay chức năng riêng biệt, nhằm khuyến khích quá trình thiết kế tích hợp, phân tích sự tác động qua lại giữa các hệ thống kiến trúc, hệ thống cơ điện, hành vi người sử dụng …, qua đó tìm ra các giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. 

Mỗi hệ thống tiêu chí, khi được sử dụng để đánh giá và cấp chứng nhận công trình xanh, cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:

 

  1. Tính khoa học: một dự án dù được đánh giá lại nhưng vẫn theo quy trình, tiêu chí đó thì vẫn ra kết quả tương tự.
  2. Tính minh bạch: các tiêu chí và quá trình đánh giá có thể được kiểm tra khi cần thiết.
  3. Tính khách quan: đơn vị đánh giá không có lợi ích hay ràng buộc với kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá, dù kết quả là đạt hay không đạt.
  4. Tính tiến bộ: các tiêu chí cần cao hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc
[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Ở Việt Nam, bên cạnh LEED và LOTUS, Green Mark chủ yếu được áp dụng trong một số dự án của các chủ đầu tư Singapore, nhưng cũng bắt đầu được một số chủ đầu tư trong nước tìm hiểu và theo đuổi. Việc đăng ký đánh giá để lấy chứng nhận công trình xanh có thể xuất phát từ nhiều động lực, lý do khác nhau. Trong khi phần lớn dự án nhà máy được đăng ký chứng nhận để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hay đáp ứng yêu cầu cụ thể của khách hàng ở các thị trường phát triển, thì nhiều dự án dân dụng, thương mại hướng đến lợi ích về truyền thông, hình ảnh doanh nghiệp, vị thế dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó, một số chủ công trình hướng đến lợi ích về sức khoẻ, tiết kiệm chi phí vận hành, làm tăng giá trị cho công trình.

Việc lựa chọn áp dụng theo hệ thống tiêu chí nào phụ thuộc chính vào động lực lấy chứng nhận của chủ đầu tư. Ngoài ra, các yếu tố cụ thể của dự án cũng cần được tính đến, như loại công trình, công năng sử dụng, khả năng ngân sách hay quy mô dự án… Dưới đây, chúng ta điểm qua 3 hệ thống tiêu chí đang được áp dụng tại thị trường Việt Nam. 

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

LEED 

LEED (Leadership in Energy and Environmental Design), là hệ thống tiêu chí được áp dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 5.2020, có 77 dự án tại Việt Nam đã đạt chứng nhận LEED [6], hàng trăm dự án khác đã đăng ký và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Mặc dù phần lớn dự án LEED là ở Mỹ, hệ thống tiêu chí này được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và được áp dụng bởi hàng chục nghìn dự án ở hàng trăm quốc gia. Nhiều thành phố ở Mỹ có yêu cầu bắt buộc lấy chứng nhận LEED đối với một số nhóm dự án.

LEED có các công cụ đánh giá áp dụng cho các nhóm công trình khác nhau. Cụ thể:

  • LEED BD+C (Building Design and Construction) áp dụng cho dự án xây mới hoặc cải tạo lớn. 
  • LEED ID+C (Interior Design and Construction) áp dụng cho các dự án hoàn thiện nội thất thương mại (văn phòng, bán lẻ, …)
  • LEED O+M (Building Operations and Maintenance) áp dụng cho các công trình đang vận hành
  • LEED ND (Neighborhood Development) áp dụng cho các dự án khu đô thị, khu phức hợp…
  • LEED Homes áp dụng cho các dự án nhà ở đơn lẻ, hoặc các dự án chung cư, nhà ở thấp tầng 
[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Mỗi công cụ đánh giá đều gồm một số Hạng mục (hay Nhóm tiêu chí) phù hợp với loại công trình tương ứng, như các nhóm tiêu chí: Địa điểm bền vững, Nước, Năng lượng và Khí quyển, Vật liệu và Tài nguyên, Môi trường trong nhà…Mỗi nhóm tiêu chí gồm một số Điều kiện Tiên quyết (phải đáp ứng, không được điểm) và các tiêu chí tự nguyện (credits). Dự án lựa chọn các tiêu chí tự nguyện để thực hiện và được điểm (points) khi đạt yêu cầu. Căn cứ điểm số tổng mà dự án đạt được, dự án có thể được cấp một trong bốn mức chứng nhận: Certified – Silver – Gold – Platinum

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

BCA Green Mark

BCA Green Mark được Bộ Xây dựng Singapore (Building and Construction Authority) ban hành năm 2005 nhằm định hướng, dẫn dắt ngành xây dựng Singapore theo hướng phát triển bền vững, tăng sự hiểu biết trong giới đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế và các thành viên thị trường khác ngay từ giai đoạn lên ý tưởng và thiết kế dự án.

BCA Green Mark có cấu trúc tương tự các hệ thống tiêu chí công trình xanh đã được ban hành trước đó, bao gồm các hạng mục như năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng môi trường trong nhà…Theo BCA thì Green Mark đã có sự điều chỉnh đáng kể cho phù hợp hơn với vùng khí hậu nhiệt đới. Mỗi hạng mục gồm các tiêu chí bắt buộc (thường là tương ứng với các quy chuẩn bắt buộc sẵn có của pháp luật xây dựng Singapore) và các tiêu chí vượt chuẩn (dự án được điểm khi đạt được yêu cầu của các tiêu chí này). Tuỳ thuộc vào tổng số điểm dự án đạt được, dự án có thể được cấp chứng nhận theo một trong 3 mức: Gold, Gold Plus Platinum. [7]

BCA Green Mark hiện tại đã có đầy đủ các công cụ để đánh giá hầu hết các loại công trình: công trình xây mới, công trình đang vận hành, các dự án không gian nội thất, các dự án khu đô thị, …Theo website của BCA Green Mark [8], hiện có 111 công trình bên ngoài Singapore đã đạt chứng nhận Green Mark, tuy nhiên chưa có thống kê có bao nhiêu công trình ở Việt Nam (số liệu VGBC có được là chưa đến 10 công trình).

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

LOTUS

LOTUS là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam, mang tính tự nguyện, được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) – một dự án phi lợi nhuận của Green Cities Fund (California, Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, VGBC đã thành lập Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Công trình xanh Việt Nam để thực hiện hoạt động đánh giá – chứng nhận dự án LOTUS và các chương trình đào tạo liên quan.

Kể từ khi phát hành các phiên bản thử nghiệm vào năm 2010, LOTUS đã trải qua nhiều lần cập nhật và sửa đổi. Phiên bản mới nhất là LOTUS cho Công trình xây mới V3 (LOTUS NC V3), được phát hành vào tháng 4/2019. Hiện nay, LOTUS có khả năng áp dụng cho hầu hết các loại hình dự án xây dựng: dự án xây mới, công trình đang vận hành, dự án nội thất, dự án quy mô nhỏ. Tuy nhiên LOTUS còn chưa có công cụ đánh giá cho các dự án từ quy mô khu đô thị trở lên.

Là một hệ thống tiêu chí ra đời sau, LOTUS có cấu trúc gồm các nhóm tiêu chí và tính điểm tương tự các hệ thống đi trước, đồng thời bổ sung các tiêu chí cho phù hợp với ưu tiên và nhu cầu của điều kiện khí hậu và thị trường Việt Nam, như khuyến khích vật liệu không nung, thiết kế thụ động, thông gió tự nhiên, …Tính đến tháng 4/2020, có 27 dự án đã đạt chứng nhận và 41 dự án đang trong quá trình theo đuổi hoặc chuẩn bị hồ sơ đánh giá [9].  

 

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm