Cách đây 15 năm kể từ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Liên Hợp Quốc đã cho ra đời Mục tiêu Phát triển bền vững tháng 9 này. Mục tiêu phát triển bền vững là một bộ gồm 17 mục tiêu toàn cầu để chấm dứt nạn đói, bảo vệ trái đất, và đảm bảo sự phồn vinh cho tất cả mọi người. Mỗi một mục tiêu lại có những phương hướng cụ thể trong vòng 15 năm. Những mục tiêu này đã được các nhà lãnh đạo trên thế giới áp dụng trong Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào ngày 25 tháng 9 năm 2015.
Mục tiêu phát triển bền vững 2015 (Nguồn hình ảnh: Liên Hợp Quốc 2015)
Công trình Xanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức một cách gián tiếp và trực tiếp cho cả 17 mục tiêu nói trên.
Mục tiêu 7 –Năng lượng sạch và rẻ
Mục tiêu số 7 – Năng lượng sạch và rẻ đặt ra mục tiêu tính tới năm 2030 sẽ nâng cao gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng. Các công trình xây dựng vốn đã sử dụng tới 40% lượng năng lượng trên toàn cầu. Bởi vậy, việc thiết kế và phát triển các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ là chìa khoá then chốt để đạt được mục tiêu này. Các thiết kế xây dựng này, kết hợp cùng việc sử dụng năng lượng ánh sang hiệu quả sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng năng lượng sử dụng trong công trình.
Hơn nữa, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường cũng sẽ làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ trong quá trình xây dựng. Tuy rằng không phải công trình nào cũng nhận được chứng nhận Công trình Xanh nhưng các bản hướng dẫn thiết kế và các tiêu chuẩn công trình xanh ít nhất cũng sẽ là kim chỉ nam để hướng tới việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cho công trình. Công trình xanh cũng khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như pin mặt trời, pin gió và tam phát CCHP.
Mục tiêu 11 – Cộng đồng và thành phố bền vững
Mục tiêu số 11 tập trung vào tổng thể thành phố, bao gồm các dịch vụ nhà ở và an ninh giá rẻ, hệ thống giao thông hiệu quả, phòng trừ bệnh dịch, thay đổi khí hậu và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường thành phố. Công trình xanh tuy chỉ mang lại các giải pháp trên nền tảng các địa điểm gần nhau nhưng các giải pháp này rất thiết yếu cho việc phát triển cộng đồng và thành phố bền vững. Công trình xanh cũng khuyến khích phát triển các địa điểm xung quanh phương tiện giao thông và công cộng, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn để hạn chế ô nhiễm, lãng phí nguồn nước và không khí.
Và trên hết, Công trình Xanh cũng sẽ tập trung vào các công nghệ hỗ trợ phát triển thành phố xanh và thân thiện hơn với môi trường sống.
Mục tiêu 13 – Hành động khí hậu
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia nhạy cảm nhất với sự thay đổi khí hậu. Mục tiêu số 13 – Hành động vì khí hậu nhắm tới các hành động toàn cầu về sự thay đổi khí hậu, tang khả năng phục hồi và ứng phó với các hiểm hoạ thiên tai hay các mối nguy có liên quan tới thay đổi khí hậu. Việc giảm thiểu tổn thất và tăng khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu là một điểm trọng yếu trong Chứng chỉ Công trình Xanh LOTUS được phát triển dành riêng cho Việt Nam. Những hành động có liên quan tới giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đo lường ứng phó với lũ lụt và giảm thoát khí ga nhà kính.
Những đóng góp gián tiếp của Công trình Xanh
Công trình Xanh đã đóng góp theo nhiều cách cho sự phát triển nhận thức về Mục tiêu phát triển bền vững. Những đóng góp này bao gồm giảm thiểu tiêu thụ, tăng tần suất tái chế, sử dụng và tái sử dụng nguồn nước bền vững, nâng cao chất lượng an ninh và chất lượng công trình, giảm thiểu ảnh hưởng của công trình xây dựng tới môi trường tự nhiên ( cả môi trường nước và mặt đất).
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất mà Công trình xanh đã có là làm tăng nhận thức về ảnh hưởng của môi trường xây dựng tới thay đổi khí hậu, hệ thống môi sinh, sức khoẻ và sự phát triển kinh tế cộng đồng. Hơn thế nữa, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực mang lại những cơ hội giáo dục, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, để nâng cao nhận thức và hiểu biết về các giải pháp công trình xanh cũng như cách thức xây dựng môi trường xây dựng bền vững.
Quý vị có thể đọc thêm về Mục tiêu Phát triển bền vững Liên Hợp Quốc tại đây.
Trích lời tại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 70, Cuộc họp thứ 4,5 và 6 vào ngày 25 tháng 9:
“Chủ tịch nước Việt Nam- Trương Tấn Sang đã phát biểu rằng, Mục tiêu Phát triển bền vững không thể được nhận thức trong chiến tranh, bất hoà hay tình trạng không bền vững. Đây là phận sự của các quốc gia để tìm ra giải pháp hoà bình cho những bất hoà, tôi luyện sự kiềm chế, và củng cố tình đoàn kết dựa trên công bằng và lợi ích chung. Đạt được những Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam tin rằng sự thành công của Mục tiêu 2030 đòi hỏi phải có sự cam kết chắc chắn về chính trị và huy động nguồn vốn nội địa hiệu quả. Liên Hợp Quốc cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ hợp tác toàn cầu để đạt được sự phát triển bền vững. Cuối cùng, ông kêu gọi các nước phát triển ủng hộ và giúp đỡ các nước đang phát triển, đặc biệt trong xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thuận lợi thương mại và nguồn vốn tài chính.”