LOTUS NC V3 (tải về PDF)
Năng lượng
Tín chỉ | Mục đích | Yêu cầu | Các thông số chính |
E-PR-1 | Đảm bảo công trình đạt hiệu quả sử dụng năng lượng tối thiểu bằng cách đáp ứng yêu cầu tại các quy chuẩn và quy định bắt buộc của Việt Nam. | Dự án đáp ứng tất cả những yêu cầu bắt buộc của QCVN 09:2017/BXD | • Lớp vỏ công trình • Thông gió và điều hoà không khí • Chiếu sáng bên trong công trình • Đun nước nóng và các thiết bị điện khác |
E-PR-2 E-1 |
Xác định, phân tích và tích hợp các giải pháp thiết kế giúp tận dụng lợi thế của khí hậu tự nhiên và khu đất để giảm thiểu nhu cầu làm mát và sưởi ấm cơ khí của công trình, đồng thời đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng |
• Tiến hành phân tích Thiết kế thụ động |
• Dữ liệu khí hậu • Hướng công trình • Cửa sổ • Vật liệu và phương pháp thi công • Thông gió tự nhiên • Phân vùng • Che nắng • Cảnh quan • Nhiệt và chiếu sáng tự nhiên |
E-PR-3 E-2 |
Thực hiện mô phỏng năng lượng, từ đó xác định và so sánh các giải pháp thiết kế sử dụng năng lượng hiệu quả. | • Giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng toàn công trình so với mô hình cơ sở • Cộng 1 điểm cho mỗi 2.5% mức năng lượng tiêu thụ của toàn công trình giảm được so với mô hình cơ sở |
• Không gian • Điều kiện địa lý • Số lượng và đặc tính của các cấu kiện và hệ thống công trình |
E-3 | Đảm bảo hiệu quả nhiệt của vỏ công trình được tối ưu hoá. | • Tùy chọn A: Chỉ số truyền nhiệt tổng (OTTV) • Tùy chọn B: Thiết kế vỏ công trình |
Tùy chọn A: • Chỉ số truyền nhiệt tổng (OTTV) tối đa là 60 W/m2 đối với tường và 25 W/m2 đối với mái công trình. Tùy chọn B: • Giảm hấp thụ bức xạ mặt trời • Mặt đứng hướng Tây • Tỉ lệ tường- kính của mặt đứng hướng Tây và hướng Đông • Kết cấu che nắng bên ngoài |
E-4 | Giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng phục vụ nhu cầu làm mát không gian. | Tùy chọn A: • Chỉ số truyền nhiệt tổng (OTTV) tối đa là 60 W/m2 đối với tường và 25 W/m2 đối với mái công trình. Tùy chọn B: • Giảm hấp thụ bức xạ mặt trời • Mặt đứng hướng Tây • Tỉ lệ tường- kính của mặt đứng hướng Tây và hướng Đông • Kết cấu che nắng bên ngoài |
Giải pháp A: • Thiết kế không gian và định hướng công trình • Sử dụng Mô phỏng khí động học • Thiết kế vị trí cửa sổ và lỗ mở thông gió hợp lý Giải pháp B: • Cải thiện hiệu năng • Điều khiển biến tần • Hệ thống HVAC thay thế |
E-5 | Giảm mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống chiếu sáng nhân tạo. | • Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng (LPD) • Giải pháp B: Sử dụng hệ thống điều khiển chiếu sáng |
Giải pháp A: • Sử dụng các thiết bị chiếu sáng (đèn huỳnh quang T5, đèn LED, v.v. ) và chấn lưu có hiệu suất cao • Thiết kế hệ thống chiếu sáng để có mức độ chiếu sáng phù hợp • Lựa chọn loại tường và trần có tính chất phản xạ ánh sáng cao • Sử dụng đèn phản xạ hoặc gắn bộ phận phản xạ ánh sáng vào trong các bộ đèn Giải pháp B: • Hệ thống điều khiển chiếu sáng kiểm soát tối thiểu 50% GFA • Hệ thống tự động tắt thiết bị chiếu sáng (theo thời gian biểu, cảm biến ánh sáng hoặc cảm biến người) cho 100% diện tích khu đỗ xe ngoài trời. |
E-6 | Đảm bảo kiểm soát và quản lý hiệu quả các hệ thống tiêu thụ năng lượng của công trình. | Dự án phi nhà ở: • Lắp đặt Hệ thống Giám sát Năng lượng (PMS) giúp theo dõi các nguồn sử dụng năng lượng chính 1 • Lắp đặt Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) giúp theo dõi và điều khiển các thiết bị cơ điện trong công trình Dự án nhà ở: • Lắp đặt thiết bị theo dõi mức tiêu thụ năng lượng cho mỗi căn hộ |
Dự án phi nhà ở: • Hệ thống Giám sát Năng lượng • Hệ thống Quản lý Tòa nhà Dự án nhà ở: • Có màn hình hiển thị trong nhà, đặt tại vị trí dễ theo dõi -HOẶC- Có khả năng truyền tải thông tin tới một máy tính cá nhân • Cung cấp thông tin thời gian thực về mức tiêu thụ năng lượng • Có tính năng phân tích dữ liệu định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm Công trình đa chức năng: • Đối với dự án xác định là Phi nhà ở: Dự án cần lắp đặt công tơ theo dõi mức tiêu thụ năng lượng cho từng căn hộ, tuy nhiên các công tơ này không cần phải kết nối với hệ thống giám sát năng lượng. • Đối với dự án xác định là Nhà ở: Để được cộng 1 điểm, dự án chỉ cần thực hiện các yêu cầu đối với dự án nhà ở |
E-7 | Giảm mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống thang máy. | • Đạt hiệu quả sử dụng năng lượng Hạng A theo Hướng dẫn VDI 4707 – Phần 1: Hiệu quả sử dụng năng lượng của thang máy • Thực hiện ít nhất 4 trong các phương pháp bên cạnh: |
• Động cơ sử dụng năng lượng hiệu quả • Hệ thống chiếu sáng hiệu quả • Chế độ chờ • Cơ chế phục hồi năng lượng • Hệ thống điều khiển hiệu quả |
E-8 | Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong môi trường xây dựng. | • 1% tổng mức năng lượng tiêu thụ của công trình có nguồn gốc là năng lượng tái tạo 1 • 1 điểm: cho mỗi 1% tăng thêm trong tổng mức năng lượng tiêu thụ của công trình có nguồn gốc là năng lượng tái tạo |
• Quang điện (PV) & Nhiệt mặt trời (bao gồm đun nước nóng năng lượng mặt trời) • Địa nhiệt • Gió • Thuỷ điện quy mô nhỏ • Năng lượng sinh học (cần có sự đồng thuận của VGBC) |