Nhằm thay đổi ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe và lợi ích con người trong các hoạt động phát triển bền vững, World Building Council đã phát triển một khuôn khổ mới, có thể ứng dụng được ở nhiều quốc gia hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Sáng kiến này hi vọng góp phần mở rộng phạm vi và ý nghĩa của sức khỏe con người trong phát triển bền vững, đồng thời định hướng những giải pháp giúp cải thiện ảnh hưởng tiêu cực của công trình và ngành xây dựng lên sức khỏe con người. 

green trees near high rise buildings during daytime

Nhằm thay đổi ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe và lợi ích con người trong các hoạt động phát triển bền vững, World Building Council đã phát triển một khuôn khổ mới, có thể ứng dụng được ở nhiều quốc gia hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Sáng kiến này hi vọng góp phần mở rộng phạm vi và ý nghĩa của sức khỏe con người trong phát triển bền vững, đồng thời định hướng những giải pháp giúp cải thiện ảnh hưởng tiêu cực của công trình và ngành xây dựng lên sức khỏe con người. 

Sau nhiều năm tham vấn toàn cầu,  Khung Heath & Wellbeing của World Building Council (WGBC) cung cấp một công cụ hỗ trợ giúp các công trinh đạt được các tiêu chuẩn xanh trong cộng đồng.

Đại dịch COVID-19 đã đặt vấn đề lấy sức khỏe con người được đặt làm trọng tâm. Dưới đây là sáu nguyên tắc của Health & Well-being Framework nhằm nâng cao sức khỏe con người trong các công trình.

  • Bảo vệ sức khỏe (Protect Health),
  • Ưu tiên sự thoải mái (Prioritise Comfort)
  • Sống hòa hợp với thiên nhiên (Harmony with Nature),
  • Tạo điều kiện cho thói quen lành mạnh (Facilitate Health Behavior)
  • Tạo giá trị xã hội (Create Social Value)
  • Áp dụng các nguyên tắc thiết kế chủ động (Applying Active Design Principle)

 

Ảnh minh họa 1: Khung Heath & Wellbeing của WGBC 

I, Bảo vệ sức khỏe người dùng:

Vấn đề lớn nhất đối với sức khỏe con người trong các công trình là chất lượng không khí bên trong và bên ngoài tòa nhà. Để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, World Building Council đưa ra các kiến nghị đối với các công trình.

1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí xung quanh:

Thiết kế:

  • Chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây dựng hiệu quả hơn, đặc biệt là gạch nung truyền thống
  • Thiết kế tòa nhà hiệu quả để cải thiện chất lượng của lớp vỏ tòa nhà và truyền tải năng lượng do sử dụng máy sưởi ấm hay các thiết bị làm mát làm mát
  • Các chiến lược thiết kế thụ động, bao gồm thảm thực vật và thông gió, có thể giảm yêu cầu sưởi ấm hoặc làm mát trong các tòa nhà và duy trì điều kiện sống thoải mái.
  • Sử dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng carbon thấp hoặc bằng không.

Xây dựng:

  • Việc sản xuất bụi phải được quản lý một cách thích hợp với quy định của quốc gia và tổ chức, thực hành tốt nhất và tuân thủ chính sách tại cơ sở cũng như các chiến lược giảm thiểu bụi khác. 
  • Hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây dựng hiệu quả hơn, đặc biệt là gạch nung truyền thống

Hoạt động :

  • Giảm lượng khí thải carbon trong quá trình vận hành.
  • Cam kết giám sát chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời, qua đó nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động nhằm giảm thiểu các nguồn ô nhiễm và cải thiện sức khỏe cộng đồng. 

2. Cải thiện chất lượng không khí bên trong:

Thiết kế

  • Giảm tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong môi trường trong nhà bằng cách lựa chọn và sử dụng các vật liệu phát thải thấp, như sơn có hàm lượng phát thải chất hữu cơ dễ bay hơi thấp (có lượng VOC thấp), sơn, chất bịt kín, chất kết dính, đồ đạc và sàn cũng như sản phẩm có hàm lượng formaldehyde thấp.
  • Thiết kế hoặc cải tạo tòa nhà có hiệu quả để giảm nguy cơ tích tụ ẩm mốc hoặc ẩm mốc, giảm thiếu mùi hóa chất.
  • Lọc không khí nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Xây dựng:

  • Loại bỏ các vật liệu độc hại khỏi các tòa nhà hiện có
  • Lắp đặt vật liệu xốp sau khi ‘sản phẩm ướt’ (chất kết dính / chất bịt kín và sơn / lớp phủ) có cơ hội thoát khí, khi có thể

Hoạt động:

  • Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để loại bỏ không khí trong nhà và các chất độc để trao đổi với không khí trong lành và sạch vào các tòa nhà, bao gồm cả các thiết kế tối đa hóa thông gió theo luồng. Thông gió có thể là cơ học, chế độ hỗn hợp hoặc tự nhiên, ưu tiên các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
  • Tiếp cận với nhiên liệu sạch và công nghệ trong các tòa nhà, ưu tiên các giải pháp thay thế điện hơn là sử dụng khí đốt để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
  • Kiểm tra việc lắp đặt, bảo trì và vệ sinh hệ thống lọc và thông gió để đảm bảo độ sạch, chức năng lọc và giảm khả năng phát triển của nấm mốc và vi khuẩn
  • Cam kết giám sát chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời theo thời gian thực, để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động dựa trên dữ liệu để giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước.

turned off laptop computer on top of brown wooden tableẢnh minh họa 2: Nâng cao chất lượng không khí cho tòa nhà

II, Ưu tiên sự thoải mái

Các công trình có thể cải thiện sự thoải mái thông qua 5 vấn đề bao gồm : tiện nghi nhiệt, ánh sáng, âm thanh, hình ảnh và môi trường tác động trong công trình (công thái học) và thiết kế đa dạng.

1.Tiện nghi nhiệt 

Thiết kế

  • Sử dụng các nguyên tắc quy hoạch tổng thể trong các tòa nhà mới hoặc đã được trang bị thêm trên quy mô cộng đồng, bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường. Ví dụ như các tòa nhà lân cận có bóng râm hoặc khoảng cách để kiểm soát năng lượng mặt trời hoặc đối lưu và thất thoát nhiệt do gió và thiết kế để ngăn hiện tượng đảo nhiệt đô thị.
  • Độ kín và thông gió: một lớp vỏ kín khí, cùng với hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cơ khí, có thể kiểm soát môi trường nhiệt trong nhà bằng cách quản lý sự trao đổi không khí với bên ngoài.
  • Hệ thống sưởi và làm mát thụ động (tản nhiệt): các vật liệu được sử dụng để xây dựng tòa nhà có tác động đến sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện thời tiết. Vật liệu có khối lượng nhiệt lớn hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi theo điều kiện nhiệt độ xung quanh, và do đó có thể hoạt động như một kho lưu trữ nhiệt tự nhiên vào ban ngày nhưng giải phóng chậm vào ban đêm.

Xây dựng

  • Thiết kế để sử dụng năng lượng mặt trời có lợi: thông qua hình dạng tổng thể, hướng, số lượng và kích thước của cửa sổ và khả năng phản xạ nhiệt của các bề mặt, vỏ tòa nhà có thể kiểm soát lượng nhiệt từ mặt trời (năng lượng mặt trời) được phép vào tòa nhà.

Hoạt động

  • Cách nhiệt: Cách nhiệt cho lớp vỏ của tòa nhà và sử dụng kính cách nhiệt hiệu quả làm giảm sự mất nhiệt vào mùa đông và tăng nhiệt dẫn truyền vào mùa hè 
  • Giữ lại nhiều cây xanh.
  • Kết hợp nguyên tắc thiết kế nhà thụ động để đạt được bảo vệ nhiệt đồng thời tối đa hóa cơ hội sử dụng năng lượng hiệu quả

2. Ánh sáng 

Thiết kế

  • Sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
  • Sử dụng màn che và rèm che để giảm thiểu độ chói khi cần thiết.
  • Tránh các đặc điểm kỹ thuật của bề mặt và bề mặt bóng
    Sử dụng các thiết bị che sáng màu mờ đục (ví dụ như rèm) để ngăn ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng cho phép ánh sáng ban ngày xuyên qua.

Xây dựng

  • Yêu cầu bộ đèn được lắp đặt ở độ cao bằng hoặc dưới 5m (16 ft), đáng ứng UGR 17 hoặc thấp hơn. Với bộ đèn được lắp đặt ở độ cao lớn hơn 5m (16 ft) đáp ứng UGR 20 hoặc thấp hơn.

Hoạt động

  • Tối đa hóa tiềm năng của ánh sáng ban ngày trong mọi thời tiết.
  • Cân nhắc rèm vận hành bằng tay hoặc tự động để giảm thiểu độ chói.
  • Phối hợp Bố trí bên trong để tạo sự thoải mái, ví dụ như vị trí của màn hình máy tính với ánh sáng và vị trí cửa sổ để tránh chói.

photo of dining table and chairs inside roomẢnh minh họa 3: Tăng cường ánh sáng tự nhiên trong môi trường làm việc.

3. Tiếng ồn

Thiết kế:

  • Kiểm soát tiếng vang: lựa chọn các sản phẩm hấp thụ âm thanh tự nhiên. Để kiểm soát thời gian âm vang, người ta sử dụng tính năng hấp thụ âm thanh, thường ở dạng vật liệu dạng sợi hoặc bọt có cấu trúc mở.
  • Các chiến lược về tiện nghi cách nhiệt và âm thanh thường có thể bổ sung cho nhau: một tòa nhà được cách nhiệt tốt có thể giúp che chắn người cư ngụ khỏi các nguồn tiếng ồn ngoài trời.

Xây dựng:

  • Đảm bảo xây dựng không liên tục trong các khu dân cư để hạn chế tác động âm thanh đến người dân địa phương.

Hoạt động:

  • Thiết bị văn phòng tạo ra mức ồn cao hơn nền phải được đặt cách xa khu vực làm việc chính hoặc phải được bao quanh bởi các tấm cách âm 
  • Vật liệu hấp thụ âm thanh được sử dụng để giúp kiểm soát năng lượng âm thanh phản xạ và tiếng vang 
  • Tiếng ồn nền điện tử hoặc che âm thanh có thể được triển khai như như nhạc nhẹ, nước chảy hoặc âm thanh tự nhiên.

4. Hình ảnh và môi trường tác động trong công trình (công thái học)

Thiết kế

  • Thiết kế nội thất và ngoài trời để kích thích thị giác, tăng sự thẩm mỹ và sự thoải mái 
  • Khứu giác: Hạn chế sự lan truyền mùi bằng thông qua việc tách các nguồn gây mùi (bao gồm phòng vệ sinh, nhà bếp và các sản phẩm tẩy rửa) bằng cách sử dụng áp lực, cửa tự đóng và các phương pháp thiết kế (chẳng hạn như hành lang)

Xây dựng

  • Công thái học: can thiệp vào đồ nội thất có thể bao gồm không gian làm việc có thể điều chỉnh, bàn ngồi để đứng, ghế có thể điều chỉnh 

5. Đảm bảo thiết kế đa dạng và không rào cản (Inclusive Design)

Thiết kế

  • Thiết kế toàn cầu, có tính đa dạng và tăng khả năng tiếp cận, sử dụng, đảm bảo an toàn, sức khỏe và sự tham gia của xã hội,  tuân theo các nguyên tắc thiết kế toàn diện.
  • Có các phương án thiết kế cho các nhóm dân cư chuyên biệt. Môi trường thân thiện với lứa tuổi nên bao gồm các biện pháp cụ thể để tăng cường an toàn và an ninh cho người cao tuổi, đảm bảo tiếp tục gắn kết với cộng đồng. Thiết kế cho người khiếm thị phải đảm bảo an toàn và dễ sử dụng cho nhóm người này.
  • Quan tâm đến các nhóm người sử dụng và để ý đến các rào cản của người sử dụng công trình. Từ đó đưa ra phương án hợp lý và giải quyết chúng.

Hoạt động

  • Tạo ra một nề văn hóa đa bản sắc, nhiều nhóm người tiếp cận.
  • Các chính sách hỗ trợ của công ty nhằm hỗ trợ sự đa dạng trong lực lượng lao động và tăng cường sự hòa nhập  của các nhóm người.

man standing beside another sitting man using computerẢnh minh họa 4: Đảm bảo thiết kế đa dạ không giới hạn

III, Sống hòa hợp với thiên nhiên:

Trong vấn đề này, các nhà thiết kế phải đảm bảo được 2 yếu tố cốt lõi: Người sử dụng tiếp cận được các yếu tố thiên nhiên bên trong công trình, đảm bảo sức khỏe cho họ; và người tiêu dùng phải được tiếp cận với các yếu tố bên ngoài công trình, khuyến khích họ tăng sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất như đi bộ.

Đối với yếu tố môi trường bên trong tòa nhà, các nhà thiết kế và thi công nên kết hợp các thiên nhiên như cây cối, ánh sáng và cách bố trí không gian, sử dụng các mẫu vật liệu tự nhiên. Ngoài ra, họ nên đưa ra những phương pháp làm tăng cơ hội kết nối người dùng với thiên nhiên và cách ly âm thanh của tòa nhà để đảm bảo cho môi trường thiên nhiên bên trong.

Đối với yếu tố môi trường bên ngoài tòa nhà, các tòa nhà cần được tăng thêm cây xanh bên ngoài, ví dụ như không gian sân hoặc mái nhà. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mái nhà xanh để làm ngôi nhà trở nên mát, từ đó giảm nhu cầu sử dụng điện năng, tiết kiệm năng lượng và giảm sản lượng CO2.

IV, Tạo điều kiện cho các hoạt động nâng cao sức khỏe:

Nhằm nâng cao sức khỏe cho người sử dụng, các nhà thi công có thể thiết để khuyến khích các hoạt động trong và ngoài tòa nhà. Nên thiết kế tòa nhà ở trí trung tâm, xây dựng công trình nhằm kích thích người dân đi bộ hoặc đạp xe để thúc đẩy hoạt động thể chất trước, trong và sau giờ làm việc; tiếp cận phương tiện giao thông công cộng để giảm sử dụng ô tô cá nhân. Ngoài ra cần đưa các thiết bị để tăng mức độ hoạt động cho người sử dụng, ví dụ: cầu thang, bàn đứng, máy chạy bộ.

Bên cạnh đó, các nhà thiết kế và thi công nên để ý đến lối sống của người sử dụng như dinh dưỡng, nước và kết nối xã hội. Cần cung cấp các dụng cụ sưởi ấm, làm lạnh và bảo quản thực phẩm, cung cấp nguồn nước sạch, tăng cường thực phẩm lành mạnh cho người lao động có thu nhập thấp. Các tòa nhà nên được ở gần các khu vực có thể đáp ứng nhu cầu lương thực của người sử dụng.

2 women standing near white wallẢnh minh họa 5: Tăng cường các hoạt động thể chất.

V, Đảm bảo và phát triển giá trị xã hội

Đối với giá trị xã hội, các nhà thi công và thiết kế cần chú ý đến việc bảo vệ quyền con người liên quan đến sức khỏe trong suốt vòng đời của tòa nhà. Các lực lượng lao động phải được đảm sự công bằng và các quyền, cũng như nghĩa vụ trong suốt quá trình xây dựng. Các nhà thầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong tòa nhà. Ngoài ra, các nhà hoạch định cần có môt quy trình thẩm định kỹ lưỡng về quyền con người đối với rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, chủ đầu tư phải đảm bảo sức khỏe và an sinh xã hội của con người trong ngành công nghiệp xây dựng. Các nhà thầu phải đảm bảo tuân thủ các chương trình và tiêu chuẩn của nhà nước và ILO. Người lao động phải được giáo dục về các quyền của mình, được đảm bảo chỗ ở và không được phân biệt đối xử. Tuyệt đối các nhà thầu không được sử dụng các lao động cưỡng bức và trẻ em. Cần phải kiểm tra sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Cuối cùng, các chủ đầu tư phải tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và nâng cao giá trị sống cho cộng đồng. Các chủ đầu tư phải đảm bảo không phân biệt đối xử ở các giai đoạn. Bên cạnh đó, họ phải xem xét các tác động vật lý và môi trường với khu vực địa phương để tạo giá trị cho xã hội. Từ đó, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng cho khu vực

VI, Thực hiện hành động vì khí hậu và môi trường:

Đây là hoạt động quan trọng và mang giá trị lâu dài đối với xã hội. Các chủ đầu tư và nhà thầu phải cam kết không phát thải khí nhà kính trong cả vòng đời của công trình. Ngoài ra, họ cần chuẩn bị các kết hoạch để hồi phục khi đối mặt vấn đề khủng hoảng khí hậu và các biến cố môi trường. Ngoài ra, cần đảm bảo sử dụng nguồn điện, nước và năng lượng một cách hiệu quả, thực hiện các hoạt động nhằm tránh phung phí năng lượng.

Cuối cùng, các chủ đầu tư và nhà thầu phải đảm bảo sử dụng các vận liệu an toàn, bảo vệ môi trường trong suốt vòng đời của công trình. Tránh sử dụng các chất độc hại, đánh giá và lựa chọn các sản phẩm một cách khôn ngoan dựa trên hàm lượng, thành phần và cấu tạo hóa học. Cuối cùng, các chủ đầu tư và nhà thầu phải thường xuyên đánh giá và công bố minh bạch các tài liệu của mình về công trình.  

Trong vòng một thập kỉ trở lại đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm về mối liên hệ giữa chất lượng công trình lên sức khỏe, lối sống, tinh thần của con người. Health & Well-being Framework của World Building Council giúp nâng cao trách nhiệm của chất lượng công trình xây dựng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, không chỉ của những người sử dụng công trình, mà còn đối với những người tham gia vào việc xây dựng và vận hành công trình.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về Health & Well-being Framework, tham khảo trang web của World Building Council: https://worldgbc.org/health-framework

sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm