Hiện nay, với mức tiêu thụ 40% năng lượng tính trên toàn cầu, các công trình xây dựng đã thực sự trở thành “thủ phạm” làm biến đổi khí hậu.


Với việc có thể hạn chế được một phần khí thải nhà kính từ các công trình xây dựng, mô hình công trình xanh là một trong những giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường trong hoàn cảnh hiện nay và được dự báo sẽ sớm trở thành một xu hướng phổ biến trong tương lai.

Theo ông Đinh Chính Lợi – chuyên viên Bộ Xây dựng: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng ở Việt Nam tương đối lớn. Đối với các công trình mới, nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng vật liệu TKNL, lắp đặt và vận hành các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ thì có thể tiết kiệm đến 30-40% năng lượng tiêu thụ so với các công trình khác. Đối với các công trình đang hoạt động hoặc sắp cải tạo, nếu tiến hành kiểm toán năng lượng và sau đó triển khai giải pháp này thì hiệu quả cũng có thể tiết kiệm tới 25% năng lượng tiêu thụ.

Vậy thực tế công trình xanh hiện đang phát triển ở Việt Nam như thế nào? 

Trong hội thảo Giải pháp cho cuộc khủng hoảng sinh thái trong tương lai chính là xây dựng cao ốc xanh tiết kiệm năng lượng – đó là ý kiến mà các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra tại buổi hội thảo “Nhà cao tầng tại Việt Nam” do Sở Ngoại vụ TPHCM phối hợp với Trung tâm Hiệu suất và chất lượng quốc tế (IQPC) tổ chức tại TPHCM.

Khi xét đến các khoản chi phí khi đầu tư vào công trình xanh, Ông Yannick Millet cho biết “Không nên quan niệm việc đầu tư cao ốc xanh có nghĩa là phải tốn kém vì chi phí đầu tư nhiều. Thực tế cho thấy, cao ốc xanh là một trong những giải pháp cắt giảm được nhiều chi phí trong việc tiêu thụ năng lượng”. Ông cũng minh chứng rằng, một cao ốc nếu được thiết kế hợp lý thì không chỉ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ, 30%-50% lượng nước sử dụng của tòa nhà mà còn giảm được 35% khí thải CO2 và giảm được 50%-90% các loại rác thải khác. 

Đồng thời, trong hội thảo, các chuyên gia nước ngoài đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá các tòa nhà xanh như: có khu đất dự trữ để thấm nước mưa khi mưa lớn, sử dụng các loại vật liệu ít hấp thụ năng lượng, hệ thống thông gió, PCCC, cây xanh… 

Hiện nay, tòa cao ốc Vincom Center, tại TP. Hồ Chí Minh được xem là một trong những công trình xanh hiếm hoi của Việt Nam. Theo chủ đầu tư, các công trình thuộc Vincom Center đều được sử dụng kính Low-E, giúp các văn phòng giảm được chi phí vận hành điều hòa nhiệt độ, chống lãng phí năng lượng và bảo đảm sức khỏe cho nhân viên trong những ngày nắng nóng.

Mặc dù xu hướng tiết kiệm năng lượng từ các công trình xanh là rất được khuyến khích nhưng trên thực tế chưa được ứng dụng rộng rãi. Theo Ông Yannick Millet, việc phát triển các công trình xanh ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều rào cản. VGBC hiện đang tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về phát triển công trình xanh. Một số dự án công trình xanh đang được triển khai ở Việt Nam dưới sự hỗ trợ của VGBC là: Tòa nhà xanh một Liên hiệp quốc – Hà Nội; Nhà máy Việt Nam – Mộc Bài – Tây Ninh, Nhà máy Gyproc Hải Phòng.

 
Trích nguồn: Buildviet

Sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm