Theo báo cáo của Ocean Conservancy [1], một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ, được công bố gần đây cho hay Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là 5 nước xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới. Nhóm 5 nước này được cho là đóng góp tới 60% lượng rác nhựa thải ra biển trên toàn cầu.Theo báo cáo này, với tốc độ xả rác ra biển như hiện nay, thì “đến năm 2025, cứ mỗi 3 tấn cá trên các đại dương sẽ có gần 1 tấn rác nhựa”.Tuy nhiên, cũng theo Ocean Conservancy, ở 5 quốc gia châu Á được đề cập ở trên, chỉ có khoảng 40% rác thải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Còn lại, rác thải được chất thành đống ở các bãi rác địa phương và trong nhiều trường hợp được xả thẳng xuống biển. Càng về sau, vật liệu đóng gói này trở thành gánh nặng cho hệ thống xử lý rác thải tại các quốc gia đang phát triển. Một khối lượng lớn chất thải nhựa phẩm cấp thấp được xả ra môi trường, nhưng lại không đủ hấp dẫn những người thu gom phế liệu nhặt về để tái chế và bán lại, đặc biệt là túi nylon và các loại màng nhựa sử dụng trong ngành công nghiệp đóng gói và nông nghiệp.
 
Upp! Upcycling Plastic là một công ty khởi nghiệp đến từ Hà Lan, được thành lập gần đây với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa tại Việt Nam. Upp! đưa ra giải pháp tái sinh rác thải nhựa thành sản phẩm có chất lượng cao,thân thiện với môi trường.Về lâu dài, Upp! sẽ xử lý và tận dụng phế liệu nhựa tại Việt Nam làm nguyên liệu thô để sản xuất và thương mại hoá những sản phẩm, ứng dụngđược sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất cho Việt Nam thông qua việc thiết lập nhà máy sản xuất Hệ thốngVán nhựa Ngoài trời.
 
 
Hiện tại, Upp! Đang thử nghiệm độ chấp nhận từ thị trường bằng các dòng sản phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, các dòng sản phẩm này có độ bền cao với vòng đời sản phẩm được mong đợi lên đến 50 năm, trước khi tiến hành xây dựng nhà máy. Các sản phẩm này còn mang ưu điểm khác như không bị mục, nứt nẻ và được tăng cường hợp chất chống tia cực tím và chống chọi được thời tiết khắc nghiệt đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, hạn chế bị biến đổi màu sắc trong quá trình sử dụng, có độ chống trơn trượt cao, linh hoạt khi thi công… Sản phẩm có thể được ứng dụng để làm các loại sàn nổi cho các khu vực sảnh đón, ban công, xung quanh hồ bơi, lối đi bộ, boong tàu .v.v., kể cả sử dụng làm cầu đi bộ, cầu tàu và bờ kè kênh rạch…
 
Bên cạnh đó, Upp! chú trọng đến những tác động về mặt xã hội và môi trường theo hướng kinh doanh bền vững, góp phần xây dựng một môi trường xanh và sạch hơn; cũng như phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc sử dụng nhựa phế liệu để sản xuất ra những sản phẩm có thể tái chế 100%.Song song với việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường, Upp! cũng đang phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như Clean Up Vietnam, ENDA, WASTE/USAID, Larive, Suez (các tập đoàn hàng đầu Châu Âu về thu gom, phân loại và xử lý rác thải rắn, đặc biệt là nhựa), Đại học Horgschool Zeeland (Hà Lan) cùng các tổ chức chính phủ như Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Hà Lan và các doanh nghiệp tại Việt Nam có chung mối quan tâm về môi trường như Unilever, Heineken để tiến hành một dự án riêng lẻ về thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại các thành phố trọng điểm của Việt Nam. Hiện tại, mục tiêu của chúng tôi là có thể triển khai dự án này trên một thành phố có quy mô vừa phải, sau đó điều chỉnh và nhân rộng mô hình này trên một phạm vi lớn hơn. Upp! rất mong muốn đóng góp kiến thức và kinh nghiệm của mình để dần hình thành một ngành công nghiệp xử lý rác thải nhựa hoàn chỉnh hơn tại Việt Nam.
 
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Website: www.UpCyclingPlastic.com
Email: [email protected]
Hotline: 098 348 1551
 

[1] https://oceanconservancy.org/wp-content/uploads/2017/04/full-report-stemming-the.pdf

Sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm