Theo nghiên cứu của CBRE và Đại học Maastricht (Hà Lan) về Chỉ số thực hiện công trình xanh toàn cầu (IGBAI), thị trường văn phòng tại các thành phố lớn trên thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể của số dự án thực hiện các chương trình chứng nhận xanh. Nghiên cứu cho thấy 18.6% không gian công trình của 10 thị trường tại Australia, Canada và châu Âu đã đạt chứng nhận xanh, cao hơn nhiều so với mức 6.4% năm 2007.

Các thành phố của Canada có mức gia tăng mạnh nhất, tỉ lệ không gian đạt tiêu chuẩn xanh tại Vancouver là 51.6% và tại Toronto là 51.0%. Trong đó đáng chú ý nhất là Vancouver với chương trình hành động mang tên “Greenest City 2020” do chính quyền thành phố ban hành, nhằm xây dựng Vancouver trở thành thành phố xanh nhất thế giới trước năm 2020. Tại Vancouver và Toronto, xu hướng công trình xanh sẽ tiếp tục phát triển mạnh với cả công trình văn phòng xây mới và cải tạo. Riêng tại Vancouver, hơn một nửa trong tổng diện tích khoảng 140.000 m2 công trình đang thi công đang được thực hiện theo các tiêu chuẩn xanh khá khắt khe, trong khi các công trình hạng A tại Toronto cũng đang nhận được vốn đầu tư rất lớn để nâng cấp, cải tạo nhằm đạt chứng nhận xanh.

Nhu cầu xây dựng các toà nhà thân thiện với môi trường của cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư dần trở nên rất rõ rệt tại các thành phố nơi khái niệm công trình xanh hầu như không hề được biết tới trong vài năm về trước. Ví dụ, thành phố Sydney và Melbourne của Australia, đứng thứ 3 và 4 trong danh sách, lần lượt đã có sự tăng trưởng công trình xanh từ thấp hơn 1% vào năm 2006 lên tới mức 46% và 28.8% hiện tại. Theo khảo sát của CBRE, thị trường văn phòng xanh tại Warsaw mới chỉ xuất hiện từ 2010, tuy nhiên hiện nay cũng đã chiếm tỉ lệ 21.3% không gian xây dựng.

Ngay cả tại những thị trường có tỉ lệ văn phòng xanh nhỏ nhất trong tổng mức đầu tư công trình văn phòng cũng cho thấy sự tăng trưởng đáng chú ý. Paris, thị trường lớn nhất trong nghiên cứu, có sự tăng trưởng công trình xanh từ 0.1% năm 2007 tới 9.1% năm 2017. Tại Lodon, thị trường lớn thứ hai, đạt mức sự tăng trưởng từ 0.2% năm 2010 tới 8.7% năm 2017.

Tương tự, tỉ lệ công trình xanh tại Frankfurt là 17.5% (1.4% năm 2009), tại Stockholm là 12.6% (1.2% năm 2011) và tại Amsterdam là 11% (0.1% năm 2011).

Một số thành phố có sự tăng trưởng vượt trội như:

  • Năm 2017, chỉ số công trình xanh (GPI) của Australia cho thấy lợi nhuận hàng năm trung bình trong 3 năm của công trình văn phòng đạt 6 sao theo tiêu chuẩn Green Star đạt là 15.6%, cao hơn so với mức 12.8% của công trình cùng loại trên thị trường.
  • Trong 9 tháng đầu năm 2017, một phần tư trong tổng số gần 430.000 m2 diện tích cho thuê tại Frankfurt là công trình xanh, trong đó bao gồm 2 hợp đồng lớn nhất với diện tích thuê lần lượt là 140.000 và 70.000 m2.

Ông David Pogue, Phó Chủ tịch cao cấp của CBRE chia sẻ: “Công trình xây dựng, đặc biệt là công trình thương mại, từ lâu đã là tâm điểm của các vấn đề như nước, chất thải, tiêu thụ năng lượng và phát thải các-bon. Khi những vấn đề trên được quan tâm ngày càng sâu sắc hơn, các chương trình chứng nhận công trình xanh sẽ dần phổ biến hơn và đóng vai trò quan trọng hơn đối với các bên liên quan trong ngành.”

Chỉ số IGBAI là sự mở rộng của chỉ số thực hiện công trình xanh tại Mỹ (U.S. Green Building Adoption Index), do CBRE và Đại học Maastricht phối hợp nghiên cứu, giúp cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển và phân bố công trình xanh tại 30 thị trường lớn nhất về công trình văn phòng. Tuy nhiên, nội dung báo cáo của 2 chỉ số có sự khác biệt nhất định. Tại Mỹ, văn phòng xanh phải đạt chứng nhận EPA ENERGY STAR®, USGBC LEED® hoặc cần đạt cả hai loại chứng nhận. Đối với các thị trường được nghiên cứu, chương trình chứng nhận công trình xanh có sự khác biệt hoặc trùng lặp tại các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu. Dù vậy, mỗi thị trường được nghiên cứu đều cho thấy rõ sự tăng trưởng của công trình đạt tiêu chuẩn xanh.

Kết quả nghiên cứu:

Thứ hạng

 

Thị trường

 

Quy mô (Sq. Ft.)

 

Tỉ lệ đạt chứng nhận (%)

#1

 

Vancouver

 

55 MSF

 

51.6%

#2

 

Toronto

 

49 MSF

 

51.0%

#3

 

Sydney

 

55 MSF

 

46.5%

#4

 

Melbourne

 

49 MSF

 

28.8%

#5

 

Warsaw

 

54 MSF

 

21.3%

#6

 

Frankfurt

 

118 MSF

 

17.5%

#7

 

Stockholm

 

124 MSF

 

12.6%

#8

 

Amsterdam

 

73 MSF

 

11.0%

#9

 

Paris

 

312 MSF

 

9.1%

#10

 

London

 

226 MSF

 

8.7%

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về 10 thị trường nêu trên cũng như các chương trình chứng nhận công trình xanh được nghiên cứu, mời quý vị tải về tại đây.

(Nguồn: https://www.businesswire.com/news/home/20180423005097/en/)