[et_pb_section bb_built=”1″][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế Môi trường về “trào lưu xây dựng công trình xanh tại Việt Nam”

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row][et_pb_column type=”1_4″][/et_pb_column][et_pb_column type=”1_2″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Thời gian vừa qua, trào lưu xây dựng công trình xanh khá rầm rộ tại Việt Nam. Trong đó, nổi lên tình trạng nhiều dự án chỉ bố trí vài không gian trồng cây xanh, quảng cáo, tự nhận là “công trình xanh” gây ra nhiều hệ lụy không đáng có.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, nhận thấy việc đưa thông tin chính thống về các công trình xanh, phục vụ cho sự phát triển bền vững là cần thiết, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã chủ trương triển khai thực hiện tuyến bài tập trung xoay quanh các vấn đề liên quan đến những công trình xanh tại Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đề nghị phía Hội đồng công trình xanh Việt Nam hỗ trợ, nêu quan điểm thông qua một số câu hỏi. Dưới đây VGBC xin đăng lại các nội dung hỏi và trả lời để anh chị quan tâm có thể tham khảo:

[/et_pb_text][et_pb_image _builder_version=”3.20.2″ src=”http://vgbc.vn/wp-content/uploads/2020/03/Picture2.png” align=”center” /][et_pb_blurb _builder_version=”3.20.2″]

Tòa nhà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, dự án công đầu tiên đạt chứng nhận Công trình xanh LOTUS

[/et_pb_blurb][/et_pb_column][et_pb_column type=”1_4″][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row][et_pb_column type=”1_4″][/et_pb_column][et_pb_column type=”1_2″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Câu hỏi: Hiện nay, tại Việt Nam có những bộ quy chuẩn nào để đánh giá chất lượng công trình xanh? Để được chứng nhận là công trình xanh, các dự án, công trình cần phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như thế nào? Cơ quan nào đảm nhiệm trách nhiệm chứng nhận?

Hiện các dự án tại Việt Nam đang áp dụng 3 Hệ thống tiêu chí công trình xanh:

Mỗi hệ thống tiêu chí đều bao gồm nhiều tiêu chí, đa phần chia thành các nhóm tiêu chí sau:

  • Các tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo
  • Các tiêu chí về sử dụng nước hiệu quả
  • Các tiêu chí về vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu bền vững, giảm phát thải
  • Các tiêu chí về chất lượng môi trường trong nhà
  • Các tiêu chí về địa điểm và vị trí dự án, bảo vệ sinh thái, quản lý rác thải, v.v.
  • Một số tiêu chí về quản lý dự án, tiêu chí khuyến khích giải pháp sáng tạo, giải pháp đạt hiệu năng cao v.v.

Việc chứng nhận theo LEED, LOTUS hay Green Mark lần lượt do các đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm (Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, Bộ Xây dựng Singapore).

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Câu hỏi: Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các công trình xanh trên thị trường bất động sản, vậy theo Ông/bà tại sao lại có sự dịch chuyển này?

Xu hướng chung của sự phát triển là theo hướng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Điều này không chỉ tốt cho môi trường, cho xã hội nói chung mà còn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Công trình xanh nằm trong xu hướng chung này.

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Câu hỏi: Thưa Ông/bà, các dự án công trình xanh có tác động như thế nào đến môi trường sống, sức khỏe của cư dân cũng như mỹ quan đô thị? Sức cạnh tranh của các công trình xanh so với các dự nhà ở đơn thuần ra sao?

Trong công trình xanh có nhiều tiêu chí khuyến khích bảo vệ không gian đô thị (như trong LOTUS có các tiêu chí về giảm hiệu ứng đảo nhiệt, chống nước mưa chảy tràn, phát triển không gian xanh, quản lý rác thải xây dựng, v.v.) nếu được áp dụng rộng rãi sẽ giảm tải lên hệ thống hạ tầng đô thị, góp phần cải thiện chất lượng sống sống cho cư dân đô thị, kể cả những người không sống trong công trình xanh. Đối với chất lượng sống của cư dân trong tòa nhà, mỗi Hệ thống LEED, LOTUS hay Green Mark đều có rất nhiều tiêu chí về tiện nghi nhiệt, khả năng thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chất lượng tầm nhìn, tiện nghi âm học, quản lý chất hóa học dễ bay hơi trong vật liệu v.v. nhằm cải thiện sức khỏe của người sử dụng công trình.

Phần nhiều công trình xanh hiện nay là công trình chủ đầu tư xây xong để chính họ sử dụng – vận hành (ví dụ nhà máy, trường học, v.v. Một số ít công trình thuộc nhóm văn phòng cho thuê, nhà ở biệt thự hay chung cư cao cấp thì thường có tỷ lệ lấp đầy cao hoặc tiến độ bán hàng tốt. Tuy nhiên do số dự án chưa nhiều, chưa có báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam đánh giá tác động của công trình xanh lên sức cạnh tranh hay tiềm năng kinh doanh của dự án. Một số báo cáo nghiên cứu thực hiện tại các thị trường phát triển (Mỹ, Anh, Australia, v.v.) thì cho thấy các công trình chứng nhận công trình xanh đa phần có hiệu quả đầu tư cao hơn so với công trình thông thường.

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Câu hỏi: Nhiều ý kiến cho rằng, làm dự án công trình xanh sẽ tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với dự án nhà ở đơn thuần, Ông/bà có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Nếu chủ dự án đặt mục tiêu về công trình xanh từ trước khi bắt đầu giai đoạn thiết kế, và tập hợp được một đội ngũ thực hiện dự án có nhiều kinh nghiệm về công trình xanh, chi phí làm công trình xanh sẽ được kiểm soát hiệu quả, thậm chí không làm tăng thêm tổng mức đầu tư. Một ví dụ cụ thể là tòa nhà văn phòng COINCO Tower, tiết kiệm 48% năng lượng so với phương án cơ sở (khoảng 3,2 tỷ đồng/năm) nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư. Link tham khảo:

https://www.coninco.com.vn/vi/blog/coninco-tower-%E2%80%93-cong-trinh-cao-tang-tieu-bieu-su-dung-hieu-qua-nang-luong-tai-viet-nam-0

[/et_pb_text][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Câu hỏi: Thời gian vừa qua, trào lưu xây dựng công trình xanh khá rầm rộ tại Việt Nam. Trong đó, nổi lên tình trạng nhiều dự án chỉ bố trí vài không gian trồng cây xanh, quảng cáo, tự nhận là “công trình xanh”. Vậy, có thể cho rằng, công trình xanh cũng là một trong những chiêu trò để các chủ đầu tư lợi dụng nhằm nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh việc bán hàng hay không? Để kiểm sát tình trạng này, chúng ta cần phải có giải pháp như thế nào?

Các dự án đạt chứng nhận thì thông thường khi quảng cáo họ sẽ thông tin rõ là đạt theo Hệ thống chứng nhận Công trình xanh nào (ví dụ LEED, LOTUS hay Green Mark). Các đơn vị cấp chứng nhận theo dõi việc này (ví dụ nếu có dự án quảng cáo là đạt chứng nhận LOTUS nhưng thực tế không được chứng nhận thì sẽ bị nhắc nhở và yêu cầu bỏ thông tin sai sự thật).

Các dự án khác trên thị trường sẽ thường quảng cáo chung chung hoặc chỉ kèm cụm từ “công trình xanh” vào trong tài liệu quảng cáo mà không nói là được chứng nhận. Điều này thực ra không phạm luật, và nếu muốn kiểm soát thì cần có sự phối hợp với Bộ Xây dựng để ban hành như văn bản pháp luật về công trình xanh đồng thời tuyên truyền nâng cao thêm nhận thức của thị trường về hàm ý của công trình xanh.

[/et_pb_text][/et_pb_column][et_pb_column type=”1_4″][et_pb_sidebar _builder_version=”3.20.2″ area=”sidebar-1″ /][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm