Cập nhật số liệu Công trình xanh LEED tại Việt Nam – đến 23/4/2020

Do thường xuyên nhận được các câu hỏi liên quan đến số liệu về các dự án áp dụng theo Hệ thống chứng nhận LEED, VGBC đã cập nhật và tổng hợp lại số liệu cho đến ngày 23/4/2020. Nguồn dữ liệu chủ yếu là 2 website usgbc.org và gbig.org. Tuy nhiên việc tổng hợp số liệu về dự án LEED tại Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn như:

 

  • Thông tin dự án mới đăng ký dễ bị trùng lặp, sai sót, hai cơ sở dữ liệu có chỗ chưa thống nhất;
  • Trong các dự án đăng ký, có khá nhiều dự án bỏ cuộc hoặc vì lý do nào đó không tiếp tục quá trình lấy chứng nhận, nhưng không được cập nhật;
  • Một số dự án yêu cầu bảo mật thông tin; có trường hợp dự án khi đăng ký thì bảo mật thông tin, khi đạt chứng nhận thì cho phép công khai thông tin, và điều này không được cập nhật trong cơ sở dữ liệu gốc, có thể gây trùng lặp;

Và còn một số vấn đề nhỏ khác, nhưng nhìn chung do số dự án còn nhỏ nên vẫn có thể xử lý được. Thông tin về các dự án mới đăng ký có tính thời sự hơn, trong khi số liệu về các dự án đạt chứng nhận có độ trễ nhất định, thường là phản ánh tình trạng thị trường trước đó 1-2 năm. Tuy nhiên do các vấn đề nêu trên nên bài viết này sẽ chỉ tập trung vào số liệu các dự án đã đạt chứng nhận.

 

Về cơ bản đến 23/4/2020 có trên dưới 200 dự án đã đăng ký lấy chứng nhận LEED, trong đó có 76 dự án đạt chứng nhận:

 

 

Trong đó, công trình công nghiệp (nhà máy) chiếm gần 2/3:

 

Một điều thú vị là trong 4 mức chứng nhận của LEED (từ thấp đến cao: Certified, Silver, Gold, Platinum), mức Gold chiếm gần nửa, mức được coi là dễ nhất (Certified) lại ít nhất:

 

 

Nguồn: VGBC tổng hợp từ usgbc.org & gbig.org