[et_pb_section bb_built=”1″][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Ngành xây dựng xanh Việt Nam có cơ hội phát triển không?

 

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]
Theo số liệu thống kê từ cuốn Sách trắng Solidiance mới công bố gần đây đã cho thấy thực trạng thị trường hiện nay – khi có khoảng trên 40 công trình đạt chứng chỉ công trình xanh tại một quốc gia có dân số 90 triệu người, trong đó gồm tất cả các chứng chỉ công trình xanh, như tiêu chuẩn LOTUS của Việt Nam, các tiêu chuẩn quốc tế như LEED (Mỹ) hoặc Green Mark (Singapo) hoặc các tiêu chuẩn trong ngành khác như EarthCheck (cho ngành khách sạn). Xét trên một phương diện khác như ở Xingapo, đất nước đi đầu về ngành xây dựng xanh trong khu vực Đông Nam Á, quốc gia này cũng đã chứng nhận cho khoảng 1000 công trình theo tiêu chuẩn Green Mark của BCA trong năm 2012.
 

Quá trình nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn trong Hệ thống đánh giá LOTUS

 

Tại Việt Nam, hệ thống chứng nhận công trình xanh chỉ bắt đầu được đưa vào ứng dụng vào năm 2010 khi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam công bố các tiêu chí của bộ công cụ LOTUS, được nghiên cứu và phát triển dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như LEED và phù hợp với các điều kiện và đặc trưng của đất nước ta. Những bước đi đầu của LOTUS đã đặt nền tảng quan trọng để có thể tiếp tục áp dụng và triển khai các hoạt động xây dựng xanh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về ngành xây dựng xanh do Solidiance tiến hành cho thấy LOTUS dễ áp dụng hơn cho thị trường Việt Nam bởi những tiêu chí phù hợp với đặc trưng riêng biệt của Việt Nam cùng với nhiều khoản tiết kiệm chi phí so với các hệ thống tiêu chí quốc tế khác như LEED. Điều này thực sự đã mở đường cho những bước phát triển và lớn mạnh của ngành xây dựng xanh tại Việt Nam. 
 
Hiện giờ khi tiêu chuẩn LOTUS đã được đưa vào áp dụng những rào cản chính chúng ta vẫn cần phải đối mặt khi phát triển thị trường xây dựng xanh là do nhận thức khá ít về xây dựng xanh, tâm lý quá nhạy cảm về chi phí cũng như các loại thuế áp cho giá điện thị trường còn thấp. Để có thể vượt qua những trở ngại này rất cần có những nỗ lực chung tay từ xã hội, toàn ngành và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ để không những quảng bá các tiêu chuẩn này đến các cơ quan thẩm quyền quyết định mà còn thiết lập một khung pháp lý cơ sở để căn cứ áp dụng.
 
 
Nâng cao nhận thức cho Việt Nam
 
Có thể thấy mối quan tâm và nhận thức của mọi người về công trình xanh đã tăng lên đáng kể trong giới học sinh, sinh viên và chuyên gia Việt Nam chính là những người đang tìm kiếm tham gia vào khóa đào tạo chuyên sâu về chủ đề này, hoặc có thể thông qua các bài giảng trên trường đại học hay ở bên ngoài như qua các cơ quan như Trung tâm tiết kiệm năng lượng hoặc mong muốn trở thành Chuyên gia Tư vấn LOTUS của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. Mặc dù nhận thức trong cộng đồng giới xây dựng đang ngày càng tăng nhưng những hiểu lầm về chi phí thi công xây dựng công trình vẫn còn đó. Vì vậy, không chỉ là vấn đề nhận thức còn là trở ngại cho việc phát triển ngành mà còn về vấn đề nhận thức chính xác về các vấn đề xây dựng công trình xanh cũng cần để tâm hơn.
 
Nhu cầu giảm chi phí
 
Chú trọng không chỉ vào chi phí đầu tư ban đầu mà còn đến chi phí vận hành lâu dài của công trình, sử dụng những vật liệu và công nghệ xanh đã giúp thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng từ những lợi ích kinh tế như chi phí tiền điện thấp hơn mà vẫn tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã cho thấy ánh sáng tự nhiên và không khí sạch có thể làm tăng tinh thần làm việc của nhân viên và giảm tỷ lệ xin nghỉ, vắng mặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi những nhà đầu tư tài sản không chỉ đơn giản là những người sử dụng công trình thì tiết giảm chi phí dài lâu cho người sử dụng công trình không phải là ưu tiên hàng đầu của họ trong quá trình xây dựng. Điều này đòi hỏi thị trường phải đề ra nhu cầu phát triển xanh và thiết lập một khung pháp lý phù hợp như Quy chuẩn xây dựng xanh và cần thực hiện các giải pháp khuyến khích để thúc đẩy ngành xây dựng xanh.
 
Khoản tiết kiệm chi phí vận hành chủ yếu là từ chi phí điện thấp. Tuy nhiên, nhu cầu giảm chi phí điện phần chưa thực sự được chú ý nhiều tại Việt Nam khi các loại thuế điện của nước ta vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù chính phủ đang dần chuyển hướng sang giá điện thị trường, nhưng vẫn cần có thời gian mới có thể giảm áp lực lạm pháp cũng như các tác động đang có lên những người tiêu dùng thu nhập thấp và lên chi phí sản xuất. Thời gian gần đây, giá điện đã tăng, nhiều người sử dụng công trình cũng cảm thấy cần phải tim cách để có thể tiết kiệm điện. Theo Ông Heiko Bugs, Đối tác châu Á cho Solidiance, “Công trình tiêu thụ hơn 40% năng lượng và các giải pháp bền vững để phát triển và xây dựng công trình sẽ giúp thúc đẩy tạo những thay đổi cho Việt Nam.”
 

Với mức giá điện tương đối thấp thì không hề ngạc nhiên khi số lượng dự án áp dụng và đăng ký chứng chỉ xanh tại Việt Nam chỉ gia tăng đặc biệt trong khối ngành công nghiệp năng lượng khi nhu cầu điện năng và mức tiêu thụ điện năng ở những ngành này là cao nhất.

Với nhu cầu đạt chi phí vận hành thấp nhưng vẫn tuân thủ theo các quy định chung của tổ chức, ngành công nghiệp chiếm khoảng hơn 40% các công trình xanh đạt chứng nhận tại Việt Nam. Các công trình trong ngành nhà hàng, khách sạn và các công trình thương mại có mức tăng cao nhất trong số các dự án đã áp dụng, trong đó khối ngành nhà hàng, khách sạn cần có chi phí vận hành thấp hơn cùng một hình ảnh thân thiện với môi trường, trong khi đó các công trình văn phòng đang hướng đến trở thành công trình xanh để có đưa ra mức giá cho thuê cao hơn cũng có thể khác biệt với các công trình khác trong một thị trường hiện đang dư thừa diện tích văn phòng ngay tại thành phố trung tâm của nước ta là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

 
solidiance-vietnam-green-architecture-02 - VN
 

Hướng phát triển

 
Đối với nhu cầu phát triển vượt trên các nhu cầu trong ngành sẽ yêu cầu không chỉ nâng cao nhận thức mà còn cần hiểu rõ chính xác về chi phí và lợi ích của công trình xanh cũng như chính phủ cũng cần có những hành động cụ thể về vấn đề giá điện thị trường trong khi vẫn khuyến khích phát triển ngành xây dựng xanh qua các biện pháp khuyến khích và các quy chuẩn xây dựng. Sự xuất hiện của LOTUS và những mối quan tâm của các kiến trúc sư và nhà thầu trong nước đã đang là những thành tố giúp ngành xây dựng phát triển.
 
Trích nguồn: Ecology
[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm