[et_pb_section bb_built=”1″][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text]

Từ góc độ chuyên môn, kiến trúc sư cảnh quan coi khu đất xây dựng như một hệ thống. Dòng chảy của nước, mối quan hệ với lưu vực hay sự tương tác giữa ánh sáng và điều kiện khí hậu địa phương đều là những yếu tố quan trọng tạo nên đặc tính của khu đất.

Hệ thống chứng nhận công trình xanh LOTUS cũng được phát triển với quan điểm hệ thống như vậy. Hệ thống LOTUS cung cấp nền tảng giúp định hướng thiết kế, xây dựng và vận hành công trình đạt hiệu quả cao về sử dụng năng lượng. Để công trình đạt Chứng nhận LOTUS (với các mức Chứng nhận, Bạc, Vàng hay Bạch kim), dự án cần thực hiện một loạt các giải pháp hoặc tiêu chí “xanh”. Những tiêu chí xanh này được tập hợp thành các Khoản, nhiều khoản tương đồng tạo thành các Hạng mục.

Một số hạng mục LOTUS yêu cầu sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan, đồng thời mang tới cái nhìn toàn diện về quy mô của dự án. Vai trò của kiến trúc sư cảnh quan được thể hiện rõ nhất tại các hạng mục như:

  • Sinh thái
  • Thích ứng & Giảm nhẹ
  • Nước (thiết kế sân vườn sử dụng nước hiệu quả)

Kiến trúc sư cảnh quan đã thực hiện các giải pháp xanh từ trước khi khái niệm công trình xanh trở nên phổ biến. Nhiệm vụ của họ chủ yếu tập trung vào các giải pháp thực tiễn hiệu quả nhất áp dụng cho thảm thực vật, đa dạng sinh học, kiểm soát nước mưa và những ảnh hưởng vi khí hậu, dựa theo các nguyên tắc sinh thái học đúng đắn.

(Ảnh: Trường Mầm non Thế giới Xanh Pou Chen)

Kiến trúc sư cảnh quan vận dụng LOTUS như thế nào?

Trong các dự án LOTUS, kiến trúc sư cảnh quan thường là thành viên của nhóm thiết kế, có nhiệm vụ phối hợp với chủ đầu tư, kiến trúc sư và các nhà thầu. Nếu đã được đào tạo về Chứng nhận LOTUS, kiến trúc sư cảnh quan có thể trực tiếp tham gia vào quy trình thiết kế, góp phần hỗ trợ và triển khai thiết kế tích hợp theo yêu cầu của LOTUS. Bên cạnh đó, với hiểu biết về quy trình chứng nhận LOTUS, kiến trúc sư cảnh quan còn có thể hỗ trợ công tác tổng hợp hồ sơ đánh giá dự án.

Kiến trúc sư cảnh quan có thể sử dụng kiến thức về LOTUS để giành điểm chứng nhận cho dự án thông qua một số biện pháp cụ thể như:

  • Thiết kế mái xanh
  • Xác định độ cao các mặt bằng
  • Thiết kế giải pháp cảnh quan chịu hạn
  • Trồng các loại cây bản địa giúp hạn chế nhu cầu tưới nước
  • Thiết kế hệ thống kênh thoát nước nhằm hạn chế nước mưa chảy tràn
  • Đề xuất phương án duy trì lớp phủ

Trong một số dự án, thiết kế kiến trúc cảnh quan được xem xét đến khá muộn. Thậm chí có người quan niệm kiến trúc sư cảnh quan có nhiệm vụ đơn thuần là trang trí cho khu đất bằng các loại cây trồng. Trong khi đó, kiến trúc sư cảnh quan mong muốn được tham gia ngay từ những giai đoạn đầu của quy trình thiết kế nhằm xác định rõ các giải pháp và điều chỉnh ngân sách cho phù hợp. Khi tham gia dự án từ những giai đoạn đầu, kiến trúc sư cảnh quan còn có thể phối hợp với kỹ sư, đưa ra những ý tưởng thiết kế và giải pháp thi công sáng tạo.

———-

 

Chương trình Đào tạo VGBC – Quý 4/2017

Trong 2 tháng cuối năm 2017, VGBC tổ chức 2 khoá đào tạo về Công trình Xanh LOTUS với mục tiêu nâng cao nhận thức về công trình xanh và xây dựng năng lực cho Chuyên gia Tư vấn theo tiêu chuẩn LOTUS.

  • Ngày 25/11/2017: Khoá Đào tạo tại Hà Nội
  • Ngày 07/12/2017: Khoá Đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh

Đăng ký tham dự TẠI ĐÂY

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

VGBC Education Department

Email: education@vgbc.org.vn

Hotline: 0987378721

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.20.2″]

Vai trò của Kiến trúc sư cảnh quan trong dự án Công trình xanh LOTUS

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

sự kiện sắp tới

Những sự kiện sắp tới được tổ chức bởi VGBC và các đối tác.

Xem thêm